top of page

Biện Pháp Thi Công Trần Thạch Cao Khung Chìm Đúng Chuẩn

  • Ảnh của tác giả: Newhome24h
    Newhome24h
  • 20 thg 10, 2023
  • 4 phút đọc

Ngày nay, trần thạch cao chìm là loại vật liệu được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng khác nhau, mang lại vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch và tạo nên sự thoải mái, tiện nghi cho không gian sống của bạn.

Thi công trần thạch cao khung chìm
Thi công trần thạch cao khung chìm

Bài viết dưới đây, Newhome24h sẽ chia sẻ đến bạn biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm đúng chuẩn kỹ thuật, cũng như một số lưu ý quan trọng cần nắm vững, để ngôi nhà của bạn luôn đẹp và bền vững nhé.


Một số lưu ý khi thi công trần thạch cao khung chìm


Để thi công trần thạch cao khung chìm đạt hiệu quả và thành công, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau đây:

  • Trước thi công, các vật liệu như tấm thạch cao, phụ kiện, khung xương,… cần phải che phủ kỹ càng, sắp xếp hợp lý, tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

  • Nên thực hiện thi công trần thạch cao sau khi đã hoàn thành việc thi công thạch cao phần cửa và cửa sổ.

  • Đối với những vị trí mở, cần đóng kín tạm thời nhằm tránh các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết trước khi thi công trần thạch cao.

  • Nên tìm hiểu kỹ bản vẽ thiết kế kỹ thuật, khảo sát thực tế để lập bản vẽ thi công trần thạch cao phù hợp với yêu cầu hệ thống M & E, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về tính năng của hệ trần.

Đọc thêm:

Hướng dẫn các bước thi công trần thạch cao khung chìm


Sau đây, Newhome24h sẽ hướng dẫn bạn biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm đúng quy trình chuẩn kỹ thuật và khoa học để áp dụng hiệu quả vào công trình của bạn nhé.

Bước 1: Xác định đúng độ cao của trần nhà và độ cao cốt của trần:

Cần thông báo ngay với chủ đầu tư nếu nhận thấy sai lệch với bản vẽ, sử dụng máy laser hay ống nước để xác định độ cao trần và định vị đúng vị trí lắp đặt thanh viền tường VTC 18/22 ( gồm trần hạ, trần thượng, chiều cao của bề mặt trần nếu có ).

Tiến hành treo xương chính
Tiến hành treo xương chính

Bước 2: Cố định phần thanh viền tường:

Sử dụng dây bật mực để đánh dấu đúng các vị trí theo tường bao chu vi trần. Cho phép sai số so với cao độ thiết kế trong khoảng 3000mm là ± 1mm. Tính khoảng cách của đường bật mực ở hai đầu dây tối đa là 5000mm.


Tiến hành gắn chặt thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu từ trước bằng đinh thép (khoảng cách tối đa 150mm), vít nở (khoảng cách tối đa 300mm).


Bước 3: Thi công treo ty:

Đánh dấu vị trí điểm treo với các bộ ty treo trên trần, tính khoảng cách từ tường bao đến điểm treo tối đa là 400mm.

Khoảng cách tới các điểm treo kế tiếp là 1000mm. Với các điểm ty được khoan trực tiếp vào bê tông,chỉ cho phép sai số là ±30mm (Cần đảm bảo chiều sâu mũi khoan phải bằng chiều dài tắc kê thép).

Gắn kết tắc kê thép và 2 lỗ vào lỗ khoan có sẵn. Từ đó tạo ra bộ ty treo gồm 2 đoạn ty dây có liên kết thông qua tender.

Sau đó gắn các bộ ty treo vào các vị trí pát 2 lỗ đã lắp sẵn (với hệ khung VTC Alpha - khoảng cách hợp lý cho lưới xương là 1000mm *406mm, khoảng cách hợp lý cho lưới treo là 1000mm*1000mm).


Bước 4: Tiến hành treo xương chính:

Tiến hành gắn các thanh chính VTC-ALPHA 4000 vào bộ ty treo được lắp sẵn. Với thanh chính đầu tiên, sẽ cách tường tối đa 400mm. Những thanh chính còn lại cách nhau 1000mm. Tại mỗi đầu sẽ cắt sao cho cách tường bao tối đa 30mm. Chỉ cho phép sai số trong khoảng ±20mm.


Tiến hành treo xương chính
Tiến hành treo xương chính

Tham khảo thêm:

Bước 5: Treo xương phụ VTC-ALPHA 4000

Được gắn vuông góc với xương chính bằng khóa liên kết với khoảng cách 406mm.

Sau đó sẽ được cố định đầu thanh xương phụ với thanh viền tường bằng đinh rút rivet hoặc vít đuôi cá đầu dẹt, sai số cho phép là ±2mm.


Bước 6: Điều chỉnh khung xương và lắp đặt tấm

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, bạn cần điều chỉnh khung xương lại cho ngay ngắn. Sau đó, kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương bằng dây dù sợi mảnh, căng hai đầu dọc theo vị trí các thanh xương chính, hoặc dùng máy laser. Điều chỉnh bằng việc bóp cánh tender thép.

Đánh dấu trước các vị trí bắn vít trên tấm thạch cao. Sắp xếp tấm thạch cao hợp lý nhằm đảm bảo vị trí khe nối tấm so le và đồng đều với nhau.


Gắn tấm thạch cao vào hệ khung xương phụ bằng vít kỳ lân, dùng máy bắn vít chuyên dụng để nối phần thân ren vít kỳ lân xuyên qua khung xương khoảng 10mm.

Tối đa cho khoảng cách các vít là 240mm tại vị trí trong lòng tấm, 150mm ứng dụng cho các vị trí ở cạnh đầu tấm. Khoảng cách bắn vít kỳ lân cho phép sai số là ±15mm.


Bước 7: Xử lý tốt các mối nối:

Dùng băng giấy hoặc băng keo lưới và bột để xử lý phần mối nối Gyp-Filler. Sau đó bả bề mặt trước khi sơn hoàn thiện.


Bước 8: Xử lý phần viền trần

Với sườn trần: Nên dùng kéo hoặc cưa để bỏ những phần thừa. Riêng với tấm trần: Hãy dùng lưỡi dao hay cưa để vạch trên bề mặt rồi bẻ dần theo hướng đã vạch, tiếp tục dùng dao để bỏ hết những phần còn lại.


Trên đây là biện pháp thi công trần thạch cao khung chìm mà Newhome24h đã chia sẻ đến các bạn, mong rằng sẽ giúp bạn ứng dụng thành công trong việc tháo dỡ trần thạch cao cho nhà ở nhé.


Bài viết liên quan:



댓글


bottom of page