top of page

Cách Thi Công Trần Thạch Cao Khung Nổi Đúng Tiêu Chuẩn Từ A - Z

  • Ảnh của tác giả: Newhome24h
    Newhome24h
  • 20 thg 10, 2023
  • 4 phút đọc

Với nhiều tính năng vượt trội, vật liệu xây dựng trần thạch cao ngày càng được nhiều người quan tâm và được sử dụng phổ biến cho nhiều công trình khác nhau.


Thi công trần thạch cao khung thả
Thi công trần thạch cao khung thả

Nhằm đảm bảo công trình sau khi thi công đạt chất lượng, có tính thẩm mỹ cao, dưới đây là cách thi công trần thạch cao khung nổi đúng chuẩn kỹ thuật và khoa học mà Newhome24h thường áp dụng cho hầu hết mọi công trình mà chúng tôi nhận thi công.


Hãy cùng tìm hiểu quy trình này qua bài viết sau của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé.

Trần thạch cao khung nổi là gì?

Trần thạch cao khung nổi, là loại trần được lắp ghép bởi nhiều tấm thạch cao cùng khung xương trần với nhau, sao cho chắc chắn và đồng đều nhất. Đây được xem là kết cấu tổ hợp của các nguyên liệu như sơn bả, tấm thạch cao, khung xương và một số loại vật tư khác.


Trần thạch cao khung nổi là gì?
Trần thạch cao khung nổi là gì?

Bên cạnh đó, trần thạch cao khung nổi còn có các tên gọi khác như: trần nổi, trần thạch cao thả. Có thiết kế khung xương hiện ra từ bên ngoài sau khi đã hoàn thiện xong công trình.


Do đó, tấm trần hoặc xương trần sẽ có công dụng giúp che đi các chi tiết kỹ thuật như ống nước hay đường dây điện hiệu quả…

Tham khảo:

Quy trình thi công trần thạch cao khung nổi đúng kỹ thuật

Để thi công đúng kỹ thuật và tạo ra một công trình chất lượng, tại Newhome24h luôn áp dụng một quy trình làm trần thạch cao chuẩn khoa học, bạn có thể tham khảo cách thi công trần thạch cao khung nổi này ở dưới đây:


Bước 1: Xác định độ cao trần phù hợp


Đầu tiên, bạn nên lấy dấu độ cao trần bằng thiết bị chuyên dụng. Bạn có thể sử dụng máy cân bằng laser hoặc máy cân mực, thông thường, máy cân bằng laser sẽ giúp đo cao độ tốt hơn, chỉ cần đặt thiết bị này ở bề mặt phẳng, máy sẽ tự cân bằng và cho đường chiếu tia sắc nét.

Với mục đích sử dụng rất cần thiết trong quá trình thi công trần thạch cao, bạn nên chọn một số loại máy như máy cân bằng laser tia xanh Bosch GLL 5-50 hoặc Bosch GLL 30 G


Bước 2: Cố định chắc chắn thanh viền tường

Dùng búa hay máy khoan để gắn cố định thanh viền tường. Chú ý khoảng cách giữa các lỗ khoan không quá 300mm và những lỗ khoan này cần được tính toán tỉ mỉ trước khi tiến hành khoan.

Cố định thanh thạch cao
Cố định thanh thạch cao

Bước 3: Phân chia trần hợp lý

Ở mỗi loại trần sẽ có sự phân chia khác nhau, với trần thạch cao khung nổi, kích thước thông thường sẽ là 610*610 hoặc 610*1220mm. Đây là khoảng cách tâm điểm của cả thanh chính và phụ.


Bước 4: Móc chặt chẽ.

Giữa các điểm treo, khoảng cách tối đa sẽ là 1200 - 1220mm. Khoảng cách này sẽ được tính từ vách tới móc đầu tiên là 600 - 610mm. Sau đó, các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn BTCT bằng mũi khoan 8mm, được liên kết bằng pát và tắc kê nở.

Đọc thêm:

Bước 5: Móc và liên kết các thanh chính

Các khung xương được kết nối với nhau đồng đều, bằng cách gắn lỗ liên kết chéo 2 đầu thanh chính, khoảng cách móc treo với thanh chính theo khẩu độ sẽ trong khoản 800 - 1200mm.

Sau đó, bạn cần phải xác nhận khoảng cách của thanh chính ( còn có tên gọi khác là thanh dọc) sao cho hợp với hướng các điểm treo trên mái đúng tiêu chuẩn quy định và độ phẳng của khung.


Bước 6: Móc và liên kết các thanh phụ

Tiếp đến, dùng 2 thanh phụ để lắp vào lỗ mộng ở phần trên của thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ ở khoảng cách 600mm ( hoặc 610 mm).

Lần lượt liên kết với các thanh phụ ( thanh ngang) với thanh chính trong khoảng cách tiêu chuẩn đã định.


Bước 7: Điều chỉnh

Sau khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt cho cả thanh chính và thanh phụ, bạn điều chỉnh khung xương để chắc chắn rằng hệ khung đã được ngay ngắn và bề mặt được phẳng.

Dùng thước dây hoặc máy đo laser để kiểm tra lại độ bằng của các vùng có thích hợp với thiết kế không.

thi công trần thạch cao khung nổi
thi công trần thạch cao khung nổi

Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung

Tùy hệ thống mà bạn sẽ lựa chọn kích thước sao cho phù hợp.

Ví dụ: Đối với tấm thạch cao có kích thước là 605*605mm cho hệ thống 610*610mm, 605*1210mm cho hệ thống 610*1220mm, 595*595 cho hệ thống 600*600mm, hay 595*1190mm cho hệ thống 600* 1200mm.

Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo quá trình lắp đặt phải thật phẳng.


Bước 9: Xử lý viền trần

Tiếp theo, sử dụng kéo hay cưa để cắt phần viền thừa ( nếu có ). Ngoài ra, bạn nên sử dụng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên bề mặt của tấm trần, sau đó bẻ tấm ra theo hướng đã vạch và dùng dao để rọc phần giấy còn lại.


Bước 10: Nghiệm thu và vệ sinh

Bước cuối cùng, bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ công trình có gặp sự cố hay vấn đề gì không để sửa chữa kịp thời. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, hãy vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên trần để không gian được thoáng đãng hơn.


Trên đây là cách thi công trần thạch cao khung nổi mà Newhome24h đã chia sẻ đến các bạn, mong rằng sẽ giúp bạn ứng dụng thành công và hiệu quả cho công trình của mình nhé.


Bài viết liên quan

Comentarios


bottom of page